Thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, không thể phủ nhận làn sóng Marketing đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như thế nào. Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu bộ phận nhân sự phòng Marketing. Nhưng muốn thành lập một phòng Marketing chất lượng thì cần có những nhân sự nào?
Phòng Marketing là gì?
Phòng Marketing giúp xây dựng chiến lược kinh doanh online cho doanh nghiệp; triển khai và điều hành chiến lược marketing; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện, kịp thời đánh giá, điều chỉnh và báo cáo kết quả. Với mục đích giúp khách hàng thấu hiểu doanh nghiệp, lĩnh vực đang kinh doanh. Đồng thời lan tỏa thương hiệu và quảng bá sản phẩm ra thị trường, thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.
Nhân sự phòng Marketing gồm những ai?
Tùy thuộc và lĩnh vực hoạt động và quy mô mà mỗi công ty sẽ cần vị trí nhân sự phòng Marketing khác nhau. Tuy nhiên, bất kỳ phòng marketing nào cũng cần có những nhiệm vụ tương ứng với các vị trí sau đây.
1. Giám đốc/ Trưởng phòng Marketing (CMO/ Leader Marketing)
Giám đốc hay trưởng phòng marketing đều là vị trí then chốt trong mọi hoạt động kinh doanh online của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của người đứng đầu là quyết định hướng đi của các chiến dịch marketing. Có trách nhiệm lên kế hoạch, chiến lược, quản lý chi tiêu, phân bổ ngân sách cho hợp lý. Bên cạnh đó, đặt ra chỉ tiêu KPIs cho từng nhân sự và giám sát quá trình thực hiện. Leader/ CMO Marketing sẽ phải chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về kế hoạch cũng như sự thành bại khi triển khai dự án.
Trưởng phòng Marketing phải là người có kinh nghiệm trong ngành, am hiểu các kênh truyền thông và quảng cáo. Có khả năng quản lý, đánh giá và hỗ trợ cấp dưới khi gặp khó khăn trong công việc.
2. Nhân viên nội dung (Content Marketing)
Content marketing là người lên kế hoạch nội dung, PR sản phẩm, thương hiệu bằng ngôn ngữ đến với từng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau. Có thể thành thạo các kỹ năng viết bài về SEO, blog, PR…
Nhiệm vụ của content là lựa chọn đối tượng khách hàng, xác định nhu cầu và mong muốn của họ. Đưa ra chiến lược tiếp cận khách hàng, sản xuất nội dung mang lại giải pháp giá trị cho đối tượng mục tiêu. Đăng tải nội dung và quảng bá hình ảnh tới nhóm đối tượng mục tiêu. Nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu tới sản phẩm, dịch vụ của công ty.
3. Thiết kế hình ảnh (Designer)
Một dịch vụ ấn tượng luôn đi kèm với một hình ảnh đẹp mắt mang thông điệp rõ ràng. Designer là người chịu trách nhiệm về mặt thẩm mỹ, chất lượng hình ảnh. Designer luôn đi đôi với content, bởi hình ảnh đẹp luôn đi kèm với nội dung chất lượng. Người thiết kế sáng tạo hình ảnh nhưng luôn giữ đúng bộ nhận diện của thương hiệu và đảm bảo truyền tải thông điệp do content đưa ra.
4. Nhân viên quay dựng (Video Editor)
Video editor là người lên ý tưởng kịch bản, dựng phim, quay phim, … Để có những video thu hút, thước phim chân thật thì không thể thiếu người quay dựng chuyên nghiệp. Khác với designer, video editor thành thạo các phần mềm chỉnh sửa video, hình ảnh và khả năng cảm thụ âm nhạc tốt.
5. Nhân viên chạy quảng cáo (Ads)
Hiện nay, kinh doanh online đang là miếng đất béo bở cho rất nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu đã có trong tay hình ảnh đẹp mắt, nội dung thu hút mà thiếu đi người chạy quảng cáo thì thật sự rất phí phạm và hiệu quả mang lại không như ý. Bởi chỉ có chạy quảng cáo mới giúp doanh nghiệp bạn tiếp cận với được số lượng khách hàng mục tiêu nhanh chóng và chính xác nhất.
Đặc biệt là đối với chủ doanh nghiệp startup và những sản phẩm kinh doanh thời trang, thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,…. Chạy quảng cáo hiện nay như cánh tay đắc lực giúp nhiều nhãn hàng khai thác và nhận được tối đa tương tác từ khách hàng. Nếu đầu tư hợp lý, chạy quảng cáo mang lại lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp.
6. Nhân viên truyền thông (Booking)
Vị trí này dành cho những người có kinh nghiệm về truyền thông như: quan hệ đối tác, các nhà báo, các hot fanpage, đặt bài PR, liên hệ book KOLs, làm việc với nhà tổ chức sự kiện… Đối với công ty hay tổ chức sự kiện thì cần một đội truyền thông riêng. Nhưng nếu doanh nghiệp khối lượng công việc ít thì thường các CMO sẽ đảm nhận phần việc này.
7. Nhân viên chăm sóc khách hàng
Một công ty kinh doanh online không thể thiếu nhân viên chăm sóc khách hàng. Họ sẽ chịu trách nhiệm quản lý trang fanpage, trả lời inbox, comment của khách hàng, gọi điện tư vấn…. Tương tác trực tuyến với khách hàng đang rất được đánh giá cao trong digital marketing. Bởi nó mang lại trải nghiệm cực kỳ tốt, giúp khách hàng tin tưởng hơn tới sản phẩm, dịch vụ.
Trên đây là 7 vị trí nhân sự phòng marketing mà WPVN đã chia sẻ tới các bạn. So với mặt bằng chung, số lượng nhân sự này không quá ít, không quá nhiều. Tuy nhiên, tùy vào khối lượng công việc và nhu cầu của từng doanh nghiệp để có thể tuyển dụng phù hợp hơn.
Phân tích vai trò để tinh giảm nhân sự phòng Marketing.
Tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô mà mỗi công ty sẽ có lựa chọn khác nhau trong việc phòng marketing cần có những vị trí nào hay cần có những bộ phận nào. Theo quan sát của HRchannels thì các nhân sự cần thiết cho phòng marketing theo xu hướng hiện đại sẽ bao gồm các vị trí nhân sự sau đây:
- Thứ nhất là Trưởng phòng marketing hay leader, cao cấp hơn thì sẽ có CMO – Giám đốc marketing. Đây là vị trí quan trọng, quyết định hướng đi của các chiến dịch marketing. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm cho sự thành bại của các chiến dịch. Trách nhiệm của người đứng đầu phòng marketing là lập kế hoạch, chiến lược, quản lý chi tiêu, phân bổ ngân sách cho hợp lý, đặt ra chỉ tiêu KPI cho nhân sự và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc. Những người lên kế hoạch này cần có kinh nghiệm trong ngành, am hiểu một số kênh truyền thông và quảng cáo nhất định, có thể quản lý, đánh giá và hỗ trợ cấp dưới khi họ gặp khó khăn trong công việc.
- Thứ hai là nhóm đảm nhận vai trò sáng tạo nội dung (content). Nhóm này gồm có các vị trí copywriter, designer và video editor. Copywriter là người đảm nhiệm về phần text, concept, script trên các nền tảng, kênh truyền thông. Họ sẽ sáng tạo ra nội dung hoặc có thể sử dụng lại các ý tưởng đã có rồi viết lại hay hơn, sáng tạo ra những tagline, thủ pháp viết bài, lên concept… Designer là người hỗ trợ copywriter sáng tạo ra các nội dung mới, họ chịu trách nhiệm đảm bảo mặt thẩm mỹ, thiết kế sao cho chuyên nghiệp, giữ đúng hình ảnh nhận diện của thương hiệu và đảm bảo truyền tải được thông điệp do copywriter tạo ra hay đạt được mục tiêu của chiến dịch marketing. Việc tạo ra nội dung không thể thiếu các video và nhiệm vụ làm cho các video trở nên chuyên nghiệp và thu hút nhất sẽ do video editor đảm nhận. Công ty có thể lựa chọn thuê ngoài hoàn toàn nhóm nội dung, tuy nhiên vị trí copywriter nên do người trong nội bộ công ty đảm nhận vì họ hiểu sản phẩm, khách hàng và công ty rõ nhất.
- Thứ ba là nhóm quản lý kỹ thuật (technique). Nhóm này thường gồm các vị trí SEO, quảng cáo, CRM, email marketing, kỹ thuật web, coder… Tương tự như nhóm nội dung, doanh nghiệp có thể lựa chọn thuê ngoài đối với các vị trí nhân sự trong nhóm kỹ thuật nếu lượng công việc ít. Trên thị trường hiện tại có khá nhiều công ty cung cấp các dịch vụ này rất tốt và chuyên nghiệp.
- Thứ tư là nhóm booking – được biết đến là những người chuyên làm công việc liên hệ với các đối tác truyền thông, đặt các bài PR trên báo hay trên các hot fanpage, liên hệ book KOLs, làm việc với bên tổ chức sự kiện… Nếu khối lượng công việc không lớn thì CMO sẽ đảm nhận luôn phần công việc này. Với những công ty thường xuyên tổ chức sự kiện thì phải có 1 người hay nhóm chuyên tổ chức các event này. Ngoài ra còn có một vị trí là customer service. Họ chịu trách nhiệm quản lý fanpage, trả lời comment hay inbox của khách hàng, gọi điện tư vấn cho khách hàng… Trong digital marketing thì việc tương tác trực tuyến với khách hàng sẽ được đánh giá cao vì mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng khi mua sắm sản phẩm, dịch vụ.
Nếu công ty bạn đang tìm kiếm một đội ngũ Marketing chuyên nghiệp, nắm bắt thị trường nhanh nhạy, đừng ngần ngại liên hệ với WPVN. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ phòng marketing thuê ngoài. Khách hàng không cần tốn thời gian tuyển dụng, đào tạo, quản lý vẫn có đội ngũ Marketing chuyên nghiệp, hiệu quả, giá cạnh tranh nhất thị trường.
Quy trình làm việc của phòng marketing
Để hoạt động marketing mang lại hiệu quả cao và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng thì phòng marketing cần có quy trình làm việc cụ thể và phối hợp thật nhịp nhàng giữa các thành viên trong bộ phận. Dưới đây là một quy trình làm việc điển hình của phòng marketing:
- Thứ nhất, xác định mục tiêu chiến dịch marketing. Đây là kim chỉ nam giúp xác định phương pháp marketing phù hợp. Mục tiêu marketing thường được xác định theo mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ hai, phân tích thị trường. Khi đã xác định được mục tiêu, phòng marketing sẽ tiến hành phân tích thị trường để biết được nhu cầu của khách hàng, hiểu rõ đối thủ cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Thứ ba, chọn phân khúc thị trường. Dựa trên kết quả phân tích thị trường, phòng marketing sẽ đưa ra lựa chọn phân khúc thị trường thích hợp bao gồm đối tượng khách hàng, độ tuổi, giới tính, sở thích… Qua đó xác định thị trường ngách để tập trung quảng bá.
- Thứ tư, tiến hành hoạch định chiến lược marketing. Việc này nhằm tạo ra các kế hoạch cụ thể để biết cần làm gì và không nên làm gì, nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho các chiến dịch marketing.
- Thứ năm, xây dựng kế hoạch phân phối sản phẩm. Trong kinh doanh người đầu tiên mang hàng hóa đến tay người tiêu dùng là người thành công. Vì vậy, phòng marketing cần có kế hoạch phân phối hiệu quả để mang hàng hóa đến tay khách hàng sớm nhất hoặc có thể chọn phương án thuê đối tác phân phối bên ngoài.
- Thứ sáu, xây dựng chiến lược giá. Phòng marketing cần xây dựng một chiến lược giá vừa đảm bảo yếu tố cạnh tranh trên thị trường vừa đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Thứ bảy, xây dựng chiến lược truyền thông. Thực hiện việc truyền thông tốt sẽ giúp khách hàng biết đến sản phẩm và thương hiệu của công ty.
- Thứ tám, đo lường, đánh giá kết quả chiến dịch marketing. Mặc dù các kế hoạch luôn được lên rất chi tiết nhưng không phải lúc nào cũng diễn ra một cách hoàn hảo, không có sai sót gì. Hơn nữa nhu cầu khách hàng cũng thay đổi liên tục. Vì vậy việc đo lường, đánh giá và rút kinh nghiệm để có những kế hoạch tốt hơn, hiệu quả hơn là rất cần thiết.
Kế tiếp chúng ta nên tìm hiểu cách thức đo lường đánh giá phòng Marketing nói riêng và toàn bộ công ty qua công cụ BSC.
Bài viết liên quan: