Các bước quy trình quản lý quán nước

Nội dung

    Quy trình này gồm 3 giai đoạn để mở quán cafe nhượng quyền : đầu vào, vận hành và kiểm tra kết hợp thông số kết quả.

    1. Giai đoạn đầu vào khi quyết định mở quán cafe
    Nguồn hàng :
    Tìm các đối tác, nhà phân phối uy tín. Vì họ thì có giá cả, chứng nhận nguồn hàng, thời gian, địa điểm giao hàng tiện kiểm soát. Ví dụ nguồn hàng từ xa Tây Nguyên, hoặc gần hơn NGUYEN CHAT COFFEE, Metro,…

    Thống kê hàng hóa :
    Chia ra làm hai loại tài sản cố định (tài khoản khấu hao lớn) và tài sản nhỏ.

    Kho bảo quản :
    Phải có kho để dự trữ bảo quản. Nếu không có thì có thể tận dụng một nơi phù hợp để quản lý bảo quản hàng hóa.

    Kiểm soát hàng hóa theo hóa đơn :
    Khi nhập hàng về, khi nhập vào phần mềm quản lý bán hàng. Lưu ý nhập vào phần mềm cũng phải có đơn vị : nhập kho là thùng, nhập phần mềm quản lý bán hàng là lon.

    Khai báo phần mềm quản lý bán hàng :
    Danh mục kho hàng, danh mục thu – chi, danh mục khu vực bán hàng, giá cả, tên từng loại hàng hóa, phân quyền tài khoản,…

    2. Giai đoạn vận hành
    Khai báo thông tin số lượng chi tiết hàng hóa : kiểm soát số lượng (ví dụ 1kg cà phê = 35 ly).
    Nhập hết hàng hóa vào phần mềm để dễ quản lý.
    Thực hiện các thao tác phục vụ, thu ngân, pha chế một cách linh hoạt.
    3. Giai đoạn kiểm soát
    3.1 Kiểm soát quy trình tác nghiệp
    – Dựa trên bảng mô tả công việc, quy trình tác nghiệp để kiểm soát & đánh giá nhân sự thực hiện có đúng quy trình đưa ra không.

    – Linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh.

    3.2 Kiểm soát thu/chi hàng ngày
    – Phân quyền cho việc chi hàng ngày (nên tạo quyền cho thu ngân với những khoản chi nhỏ, với khoản chi lớn thì cấp quản lý): phải có đầy đủ chữ ký.

    – Phần thu gồm doanh thu từ bán hàng & thu khác: kiểm tra dựa trên thực tế kiểm tra tiền cuối ngày (hoặc cuối ca) & trên phần mềm. Nếu chia nhiều ca thu ngân thì cần tạo file để bàn giao ca cho rõ ràng.

    – Tạo danh mục khoản thu/chi cho phần mềm để thuận tiện cho quản lý chi tiết (ví dụ: danh mục chi như: chi lương, chi trái cây, chi café, chi nước ngọt, chi sữa, chi điện/nước …)

    – Phần mềm quản lý sẽ đóng vai trò người lấy dữ liệu khách quan & chính xác nhất.

    3.3 Kiểm soát hàng hóa kho hàng
    – Định kỳ hàng tuần kiểm kho 1 lần (thường vào sáng thứ 2 hàng tuần) theo mẫu kiểm kho.

    – Đối chiếu số liệu thực tế kiểm kho với số liệu trên phần mềm để đánh giá.

    3.4 Báo cáo phân tích: một số bảng báo cáo phân tích mà người quản lý cần nắm
    – Báo cáo doanh thu theo ngày/tháng/năm.

    – Báo cáo chi phí: chi tiết theo danh mục chi phí.

    – Báo cáo về thất thoát: đổ vỡ, mất mát, hàng hóa hỏng.

    – Dựa trên các báo cáo để nắm rõ tỷ trọng với doanh thu như nguyên vật liệu, lương nhân sự, khấu hao…, để có phương án kinh doanh hiệu quả hơn.
     

    1. Quy trình quản lý nhân sự

    Có thể nói bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào đi chăng nữa thì hình ảnh nhân viên được coi là bộ mặt của mỗi doanh nghiệp và cũng là người trực tiếp giao tiếp với khách hàng từ lúc bước vào cho đến khi ra về. Chính vì thế một trong những quy trình quản lý quán cafe chính là quản lý nhân viên.

    Bạn sẽ gặp không ít khó khăn trong vấn đề quản lý như:

    • Nghỉ việc thường xuyên
    • Nghỉ việc đột xuất
    • Nhân viên không nhiệt tình,…

    Vậy nên, khi gặp những tình trạng này bạn cần khắc phục kịp thời để giúp nhân viên có thể gắn bó lâu dài hơn với cửa hàng. Khi gặp phải tình trạng này bạn cần làm gì?

    • Thứ nhất, hãy dùng việc chi trả tiền lương làm công cụ để đảm bảo rằng nhân viên không nghỉ việc đột xuất. Cách làm khá đơn giản, hãy giữ ít nhất 5 ngày lương của nhân viên để “phòng bị” cho mức phạt khi nhân viên nghỉ đột xuất.
    • Thứ hai, đưa ra phương pháp trả lương công bằng nhất, chính xác nhất.
    • Thứ ba, cần xây dựng một bộ tài liệu đào tạo nhân viên thật đơn giản, chính xác và cố gắng chỉ làm trong một 1 trang giấy A4 và chắc chắn thông tin phải được mô tả công việc thật đầy đủ, quy trình tác nghiệp và văn hóa phục vụ phải thật chi tiết. Càng đơn giản càng giúp cho nhân viên dễ nắm bắt được công việc và thực hiện đúng.

    Các bước quy trình quản lý quán nước

    1. Quy trình tuyển dụng nhân sự cho quán cafe
    Để có được một đội ngũ nhân viên phục vụ cà phê chất lượng với thái độ làm việc chăm chỉ và tinh thần trách nhiệm cao thì điều đầu tiên mà chủ quán cần làm là phải nắm rõ quy trình tuyển dụng nhân sự cho quán cafe của mình.

    Tuyển nhân viên quán cà phê như thế nào hiệu quả?

    Vậy quy trình tuyển nhân viên quán cafe được thực hiện như thế nào? Cụ thể như sau:

    1.1. Lập kế hoạch tuyển dụng
    Trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào thì việc tuyển dụng chưa bao giờ là dễ dàng. Nếu bạn là một chủ quán cafe thì chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với 2 vấn đề lớn trong quá trình tuyển dụng.

    Thứ nhất là không tuyển dụng được nhân viên theo đúng mong muốn của mình.
    Thứ hai là nhân viên sẽ bỏ việc sau khi đi làm thực tế từ 1 – 2 tháng.
    Làm sao để tránh được những trường hợp này? và làm thế nào để tuyển được nhân viên phù hợp đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của quán cũng như mong muốn của khách hàng.

    Để có được đội ngũ nhân viên chất lượng trước khi bắt đầu tuyển dụng bạn cần lập cho mình kế hoạch tuyển dụng nhân sự một cách bài bản. Cụ thể:

    Vị trí cần tuyển dụng là gì? Là nhân viên phục vụ, pha chế, thu ngân, quản lý, bảo vệ,….
    Mục đích tuyển dụng là để làm gì? Phục vụ khách hàng, pha chế đồ uống hay bảo vệ,…
    Mô tả chính xác công việc cần tuyển dụng: Vì mỗi vị trí công việc sẽ đòi hỏi yêu cầu riêng chính về trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ cần phải làm,… chính vì thế bạn cần mô tả chính xác vị trí công việc sẽ tuyển dụng để giúp cho người ứng tuyển dễ dàng hình dung được công việc của mình sẽ nộp đơn.
    Có quy trình tuyển dụng cụ thể bao gồm: Phỏng vấn, thử việc, quyết định tuyển dụng.
    1.2. Tiến hành phỏng vấn nhân sự cho quán cafe
    Sau khi đã có một bản kế hoạch hoàn chỉnh về quá trình tuyển dụng nhân sự cho quán cafe của mình thì bước tiếp theo bạn sẽ làm đó là phỏng vấn sau khi có người nộp đơn ứng tuyển.

    cách tuyển nhân viên quán cafe

    Cho dù là kinh doanh quán cafe bạn cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo về câu hỏi để đảm bảo nắm được những thông tin cần thiết về chính nhân sự mà mình sẽ tuyển dụng. Và cần lưu ý rằng mỗi vị trí tuyển dụng đề có những yêu cầu khác nhau về trình độ, kinh nghiệm và khả năng ứng xử vì thế mà câu hỏi trong quá trình phỏng vấn cũng có sự khác biệt.

    Ngoài việc chuẩn bị bộ câu hỏi cho các ứng viên bạn cần chuẩn bị thêm thang đo đánh giá (đây chính là tiêu chí cho điểm các ứng viên). – Xây dựng phương pháp đánh giá nhân viên (cùng 12 biểu mẫu đánh giá có sẵn) (1)

    Để có được thang đo đánh giá chính xác bạn cần dựa vào yêu cầu công việc thực tiễn và khả năng đáp ứng của các ứng viên. Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn bộ phận nhân sự sẽ dựa vào số điểm của cùng của ứng viên để đưa ra quyết định cho việc tuyển dụng.

    Việc dựa vào thang đo đánh giá sẽ giúp bạn có được quyết định dễ dàng trong quá trình tuyển dụng, đồng thời đánh giá được năng lực cơ bản của nhân viên trong buổi phỏng vấn.

    1.3. Tìm hiểu luật lao động
    Là một chủ quán bạn cần hiểu về luật lao động. Cho dù bạn tuyển nhân viên quán cà phê ở bất cứ vị trí nào đi nữa thì điều bạn cần phải đảm bảo là trả cho họ một mức lương cơ bản, có chế độ đãi ngộ và quyền lợi theo đúng quy định của luật lao động Việt Nam.

    Cách tính lương nhân viên quán cafe

    Trước khi bắt đầu công việc hai bên cần ký hợp đồng lao động với nhân viên của mình, điều này sẽ tạo sự ràng buộc giữa 2 bên. Việc ký kết hợp đồng lao động sẽ giúp bạn một chủ quán cafe có thể dễ dàng quản lý tốt nhân viên của mình, đồng thời tránh được tình trạng mâu thuẫn có thể xảy ra trong tương lai.

    Bộ luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động. (2)

    2. Tiêu chí tuyển dụng nhân viên cho quán cafe của bạn
    Mỗi vị trí tuyển dụng đều có từng tiêu chí khác nhau, vì thế nếu bạn là một chủ quán cafe cần biết được tiêu chí tuyển dụng nhân viên của từng bộ phận mà mình cần tuyển dụng, cụ thể:

    2.1. Tuyển quản lý quán cà phê
    Nếu vị trí bạn tuyển dụng là quản lý thì cần hiểu rõ tiêu chí của vị trí này là gì. Quản lý là người có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong quán cafe. Do đó vị trí này đòi hỏi cao trong quá trình tuyển dụng nhân viên quán cafe.

    Các kỹ năng cần có của một người quản lý là: khả năng ăn nói trước đám đông, lãnh đạo, có nhiệt huyết, tận tâm, biết xử lý tình huống, có kinh nghiệm, giao tiếp tốt đồng thời phải có được mối quan hệ với các nhà cung cấp thực phẩm.

    Xem thêm: Quy trình quản lý quán cà phê hiệu quả

    Đặc biệt các tiêu chí quan trọng cần có đối với vị trí quản lý như:

    Kinh nghiệm quản lý quán cafe
    Khả năng lãnh đạo
    Khả năng giám sát nhân viên và giải quyết xung đột của nhân viên
    Khả năng giao tiếp tốt
    Thật thà, trung thực và nhiệt tình với công việc của mình.
    Dĩ nhiên nếu bạn muốn có được một người quản lý chất lượng thì phải trả cho họ một mức lương hấp dẫn. Còn nếu không bạn có thể thỏa thuận để chia lợi nhuận.

    Mẫu tuyển nhân viên quán cafe

    Thỏa thuận để chia lợi nhuận là một trong những cách làm hay giúp bạn có được người quản lý giỏi đồng thời thúc đẩy họ góp sức trong quá trình trình phát triển quán cafe của mình.

    Vừa tuyển được quản lý giỏi vừa giúp cho hoạt động kinh doanh được ổn định và đem lại hiệu quả hơn.

    2.2. Nhân viên pha chế
    Thành công của quá trình kinh doanh quán cafe còn đến từ các món đồ uống chất lượng và để làm được điều đó đòi hỏi quán cafe của bạn phải có được một nhân viên pha chế giỏi.

    Nhân viên pha chế chính là cốt lõi giúp quán cafe phát triển. Một nhân viên pha chế giỏi phải biết được cách pha cafe sao cho ngon, đồng thời điều chỉnh, cân đo liều lượng sao cho phù hợp nhất với từng loại và dĩ nhiên phải am hiểu về trình tự pha chế.

    Điều đặc biệt là nhân viên pha chế phải có phong cách riêng, cách cầm chai rượu hay dùng cục lắc, cách lắc trộn hỗn hợp hay cách di chuyển khi pha chế đều phải chuyên nghiệp. Đây cũng là cách giúp bạn dễ dàng đánh giá được tài năng và tay nghề của từng nhân viên.

    Một nhân viên pha chế tốt cần có những tiêu chí như sau:

    Nhân viên pha chế phải có vị giác tốt
    Có óc sáng tạo, khéo tay
    Nhanh nhẹn và linh hoạt
    Có kinh nghiệm và khả năng giao tiếp tốt
    2.3. Nhân viên phục vụ quán cafe
    Đội ngũ nhân viên cần phải có thái độ thân thiết, gần gũi với khách hàng khi đến quán. Do đó, nhân viên phục vụ đòi hỏi phải tạo được ấn tượng tốt, không khí thoải mái, dễ chịu tuy nhiên cũng cần phải tuân thủ đúng các quy định của quán đặc biệt trong giờ cao điểm.

    Vì nhân viên phục vụ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vì thế mà họ cần phải tạo được ấn tượng tốt, và có thể chịu được áp lực lớn trong quá trình làm việc. Mặc dù phục vụ nhiều bàn nhưng vẫn tỏ thái độ niềm nở, nhiệt tình khi phục vụ.

    hướng dẫn tuyển nhân viên quán cà phê

    Nhân viên phục vụ cần có những tố chất như sau:

    Nhanh nhẹ, luôn tỏ thái độ niềm nở, tươi cười với khách hàng của mình
    Có khả năng xử lý được các tình huống phát sinh
    Nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
    Là người thật thà, chịu khó.
    Ngoài nhưng tố chất trên thì nhân viên phục vụ còn phải là những người có kỹ năng giao tiếp tốt, nắm rõ được các loại đồ uống để tư vấn và giúp khách hàng chọn đồ nhanh chóng.

    Vì kinh doanh mặt hàng đồ uống vì thế mà số lượng khách hàng sẽ đông hơn so với những lĩnh vực kinh doanh khác. Do đó mà nhân viên phục vụ cần có trách nhiệm cao trong công việc, đặc biệt là phong cách và nụ cười tươi đối với khách hàng khi đến quán.

    2.4. Nhân viên bảo vệ, giữ xe
    Bảo vệ và giữ xe đóng một vai trò quan trọng trong việc trông coi quán cafe của bạn. Vị trí này đòi phải là người có cơ thể khỏe mạnh, có thân thế lai lịch rõ ràng, thật thà, trung thực và đặc biệt là thân thiện, nhiệt tình trong công việc.

    Cách tuyển nhân viên phục vụ quán cafe

    Đội ngũ nhân viên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quyết định sự thành công của quán. Nếu quán cafe của bạn có được đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt huyết, tận tình thì nhất định quá trình kinh doanh sẽ thành công.

    3. Khâu chuẩn bị vận hành nhân sự
    Sau khi đã hoàn tất quá trình tuyển dụng nhân viên cho quán cafe của mình thì việc tiếp theo bạn cần làm trước khi bắt đầu kinh doanh chính thức là phổ biến nội quy, chuẩn bị đồng phục và đào tạo cho nhân viên của mình.

    3.1. Lập và phổ biến nội quy cho nhân viên
    Ngoài những điều khoản được nhắc đến khi thỏa thuận giữa bạn và cá nhân nhân viên trong buổi phỏng vấn tuyển dụng thì bạn cũng cần phổ biến những nội quy, quy định của quán để tất cả mọi người nghiêm chỉnh chấp hành đúng.

    Đào tạo nhân viên quán cafe

    Hãy phổ biến tất cả nội quy cho nhân viên mới để tránh tình trạng vướng mắc trong công việc. Rõ ràng tất cả mọi việc ngay từ ban đầu sẽ tránh được rắc rối cho sau này.

    3.2. Chuẩn bị đồng phục cho nhân viên quán cafe
    Đồng phục là vật dụng hết sức quan trọng và cần thiết mà bạn một chủ quán cafe cần quan tâm. Bởi nếu để nhân viên mặc đồ tùy ý thì quán cafe của bạn sẽ trở nên rối rắm, lộn xộn và thiếu đi sự chuyên nghiệp.

    Xem thêm: Top 3 Mẫu Tạp Dề Cho Quán Cafe Đẹp Mà Bạn Không Nên Bỏ Lỡ

    Hơn thế nữa, nếu quán cafe của bạn có được những bộ đồng phục đẹp. bắt mắt thì đây chính là điểm cộng trong mắt khách hàng. Đây sẽ là cách marketing gián tiếp hết sức hiệu quả. Vì thế, bạn nên đầu tư kỹ càng hơn trong thiết kế đồng phục để tạo được sự đồng bộ trong phong cách quán cafe của mình.

    Cách tuyển nhân viên quán cà phê

    3.3. Đào tạo nhân viên quán cafe của bạn
    Nhân viên mới là những người nhiệt tình, chăm chỉ và luôn học hỏi cũng như tiếp thu những ý kiến từ cấp trên. Tuy nhiên họ cũng là những người chưa quen việc, chưa có được phong cách của quán cafe.

    Vậy nên, để giúp cho nhân viên của mình được chuyên nghiệp hơn, tác phong nhanh nhẹn hơn thì chủ quán cần đào tạo bài bản trước khi làm việc. quá trình đào tạo diễn ra với nhiều hình thức khác nhau như: học lý thuyết trước, thực hành sau.

    Hoặc trao đổi và học hỏi trực tiếp trong công việc, nhân viên cũ hướng dẫn nhân viên mới. Đây là cách làm việc hay giúp cho nhân viên mới dễ dàng tiếp cận công việc.

    Bài viết tuyển nhân viên quán cafe

    Trong quá trình đào tạo, nội dung của buổi đào tạo cần tập trung vào các lĩnh vực như: phổ biến nội quy, quy định của quán cafe. Đồng thời hướng dẫn quy trình làm việc cụ thể đối với từng vị trí khác nhau.

    Có thể nói, đào tạo nhân viên là một quá trình dài hạn, được thực hiện liên tục, nhằm hoàn thiện những kỹ năng làm việc cho toàn bộ nhân viên của quán cafe mình. Từ đó giúp cho quán cafe hoạt động hiệu quả hơn, thành công hơn.

    4. 6 Điều mà nhân viên cafe cần tránh
    Xem thêm: Tìm hiểu Quy trình phục vụ tại quán cà phê

    Dưới đây là một số điều mà nhân viên cần tránh trong quá trình làm việc, cụ thể:

    4.1. Tránh dọn ly, cốc đã dùng 1 cách thiếu tế nhị
    Ở một số nhà hàng, khi nhân viên thất khách hàng đã sử dụng hết đồ uống họ sẽ chủ động dọn ly cốc của khách hàng trên bàn để. Đây là điều đáng ghi nhận, tuy nhiên trong một số trường hợp khách hàng sẽ để ý và cảm thấy khó chịu một chút khi nhân viên dọn đồ uống đi.

    Trong một số trường hợp khách hàng muốn thêm đồ uống miễn phí như trà đá, nước lọc, nhưng vô tình nhân viên đã dọn đi điều này khiến họ không hài lòng và đánh giá chất lượng dịch vụ của quán.

    kinh nghiệm thuyển nhân viên cho quán cafe

    Để tạo ra sự tinh tế hãy chú ý sau khi khách hàng dùng hết đồ uống hãy chủ động đề nghị rót thêm nước nếu họ cần dùng. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy mình sử dụng dịch vụ tốt, chuyên nghiệp.

    4.2. Tránh chạm tay vào miệng ly/cốc
    Một trong những điều tế nhị mà mọi nhân viên phục vụ đều phải chú ý chính là không được chạm tay vào miệng ly/cốc. Cho dù nhân viên có sạch sẽ đến đâu thì khách hàng không hề muốn bạn chạm vào miệng ly mà họ sắp dùng để uống.

    Phỏng vấn tại quán cà phê

    Đây là một trong số những lỗi nhỏ, tiểu tiết và không thường được để ý nhưng lại khá quan trọng tới cảm nhận của khách hàng. Hầu hết khách hàng đều cảm thấy khó chịu về điều này dẫn đến việc thưởng thức đồ uống không ngon miệng.

    Vậy nên bạn cần lưu ý những điều trên và nhắc nhở cho nhân viên của mình cần chú ý trong suốt quá trình phục vụ khách hàng của mình.

    4.3. Tránh việc thiếu giao tiếp bằng mắt
    Eye-contact là một trong số những khái niệm quan trọng mà phục vụ cần nắm trong quá trình phục vụ khách hàng.

    Hãy chắc rằng bạn luôn mỉm cười và nhìn vào ánh mắt của khách hàng tối thiểu từ 3 – 5p để cuộc trò chuyện giữa hai bên thêm phần ý nghĩa và khách hàng cảm thấy họ được tôn trọng.

    Cho khách hàng thấy rằng mình luôn được lắng nghe và ghi nhớ từ phía nhân viên phục vụ. Trong một số trường hợp quán quá đông khách hàng điều này có thể sẽ không được lưu tâm.

    Tuy nhiên để khách hàng có được sự hài lòng và đánh giá khách quan về quán của bạn thì hãy biến những điều nhỏ nhất trở thành thói quen cho nhân viên của mình.

    4.4. Tránh quá nghiệt tình, suồng sã
    Trái ngược với thái độ thờ ơ chính là thân thiện, nhưng nếu quán thân thiện thì vô tình sẽ trở thành sự suồng sã.

    Cụ thể khách hàng thân quen thường xuyên lui tới quán, nhân viên sẽ muốn tỏ ra thân thiện hoặc giao tiếp có phần vui vẻ hơn. Nhưng thực tế khách hàng là người trả tiền để sử dụng dịch vụ và họ muốn được phục vụ một cách chuyên nghiệp.

    Do đó, hãy cố gắng thân thiện nhưng trong khuôn khổ cho phép, nên tiết chế và hành xử đúng chuẩn mực. Đừng quá suồng sã như thế sẽ dẫn đến thiếu chuyên nghiệp, một số khách hàng khó tính sẽ cảm thấy khó chịu và không hài lòng.

    Kỹ năng làm phục vụ cafe

    4.5. Tránh dùng nước hoa nặng mùi
    Điều cần tránh tiếp theo trong quá trình phục vụ mà nhân viên cần đặc biệt chú ý là không nên sử dụng những loại nước hoa nặng mùi. Bởi khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu nếu mùi nước hoa quá nồng hoặc đơn giản là mùi nước hoa họ không thích.

    Chỉ nên sử dụng mùi thơm nhẹ để giảm mùi mồ hôi từ cơ thể hay quần áo. Việc sử dụng nước hoa quá nặng mùi có thể làm ảnh hưởng đến hương vị đồ uống mà họ muốn thưởng thức.

    Do đó cần tinh tế trong cách sử dụng hương thơm để tránh làm ảnh hưởng đến khách hàng khi đến quán cafe.

    4.6. Tránh đón tiếp thiếu thân thiện
    Việc nhân viên hời hợt, kém thân thiện trong quá trình phục vụ khách hàng khi đến quán là một trong số những điều cần tránh mà nhân viên phục vụ cần chú ý. Nghề phục vụ đòi hỏi phải chuyên nghiệp trong công việc, ngay cả khi không thích.

    mẫu tuyển nhân viên cafe

    Do đó, chỉ một cái nhau mày nhẹ ngày hôm đó có thể đánh mất doanh thu quán cafe của bạn. Nghiên cứu cho thấy có 38% ấn tượng ban đầu bị ảnh hưởng bởi ngữ điệu giọng nói và 93% cảm nhận thuộc vào yếu tố phi ngôn ngữ.

    Vậy nên, hãy đảm bảo nhân viên của bạn luôn có thái độ niềm nở, ánh nhìn rạng rỡ và nụ cười thân thiện trên môi. Để nhân viên có thể chủ động trong công việc bạn cần trao quyền cho nhân viên của mình nhiều hơn.

    Đây sẽ là điều giúp nhân viên của bạn cảm thấy tự tin và chuyên nghiệp hơn trong việc đón tiếp khách hàng.

    2. Xây dựng quy trình phục vụ chuyên nghiệp

    Dĩ nhiên, để có được sự chuyên nghiệp trong tác phong làm việc thì cần phải có một cách quản lý quán cafe cụ thể. Do đó, bạn cần xây dựng quy trình phục vụ chuyên nghiệp cho chính nhân viên của mình. Cụ thể:

    • Bước 1: Order thức uống

    Nhân viên phục vụ sẽ tiến hàng order đồ uống của khách hàng lên phiếu order (cần ghi rõ thông tin như: nhân viên lập phiếu, số bàn gọi đồ uống, tên đồ uống, số lượng đồ uống; phiếu này dùng để lưu trữ khi có sai sót, gian lận có thể sử dụng để xử lý)

    • Bước 2: Nhập vào phần mềm và in phiếu

    Ở bước này, sau khi nhân viên phục đã order xong sẽ chuyển đến thu ngân, thu ngân sẽ tiếp nhận phiếu vào nhập thông tin và máy tính theo đúng yêu cầu. Cuối cùng, in phiếu và chuyển cho người pha chế.

    • Bước 3: Xuất hàng hóa

    Sau khi tiếp nhận phiếu order sẽ thực hiện pha chế, khi pha chế xong sẽ chuyển lại cho nhân viên phục vụ, lúc này nhân viên phục vụ sẽ sắp xếp đồ uống và đưa ra đúng số bàn đã order.

    • Bước 4: Kiểm tra đồ uống

    Nhân viên đem đồ uống ra cho khách, trước khi đưa cho khách nên kiểm tra xem đồ uống đã đủ chưa.

    • Bước 5: In bill thanh toán và tính tiền

    Nhân viên phục vụ sẽ tiếp nhận nhu cầu thanh toán từ phía khách hàng, sau đó đến quầy thu ngân để yêu cầu in bill, thu ngân sẽ in phí tính tiền và tiền thối (nếu có). Sau khi đã xác nhận chính xác thì bàn giao cho khách hàng.

    Ngoài ra, trong quá trình phục vụ nhân viên cần lưu ý đến một số trường hợp phát sinh trong quá trình làm việc như:

    • Khách hàng đổi/trả thức uống
    • Khách hàng gọi thêm nước uống
    • Khách hàng chuyển bàn/chuyển khu vực
    • Khách hàng gộp nhiều bàn lại làm một
    • Khách hàng tác một bàn thành nhiều bàn…

    3. Quản lý hàng hóa và điều hành quán 

    Với giai đoạn quản lý hàng hóa và điều hành quán bạn cần thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể:

    Quy trình quản lý quán cafe giai đoạn đầu vào

    • Tìm mua nguyên liệu: Nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng, có chính sách giá cả, hàng hóa, giao hàng rõ ràng, khi mua cần có chứng từ cụ thể để tiện cho việc kiểm soát nguồn nguyên liệu khi nhập.
    • Thống kê hàng hóa để quản lý: tài sản cố định, tài sản nhỏ.
    • Nên có kho hàng để dự trữ hàng hóa, đồng thời bảo quản và kiểm soát nguồn nguyên liệu được nhập cho quán một cách hiệu quả.
    • Kiểm kê hàng hóa khi nhập vào file quản lý hoặc phần mềm quản lý.

    Giai đoạn vận hành

    • Cần xây dựng file cost đồ uống và lên giá thành giúp cho việc tính toán mua nguyên liệu thật chính xác.
    • Thực hiện theo quy trình tác nghiệp ban đầu đã đưa ra phục vụ – thu ngân – pha chế

    Tham khảo công thức tính cost thức uống

    1. Cost đồ uống là gì ? Các yếu tố cấu thành nên giá sản phẩm
    Cost đồ uống (theo tiếng anh là food cost hoặc drink cost) là thuật ngữ dùng để chỉ giá bán đồ uống khi kinh doanh cửa hàng cafe, nhà hàng,… Giá cost giữa các món không giống nhau, không cố định

    cách tính cost đồ uống

    Giá cost đồ uống không chỉ là chi phí nguyên vật liệu mà còn bao gồm nhiều khoản khác

    Khi tính sẽ được dựa vào nhiều yếu tố như: thời gian, giá nguyên liệu thị trường, chiến dịch kinh doanh, độ hot,… Do đó, giá bán không chỉ là chi phí nguyên vật liệu mà còn bao gồm nhiều khoản khác. Vậy nên khi tăng giá cost đồ uống bạn cần chú ý đếm một số khoản chi phí như sau:

    Chi phí trực tiếp là chi phí nguyên liệu, dụng cụ,… những vật dụng để pha chế đồ uống trong quán.
    Chi phí thuê nhân viên là chi phí bạn không nên bỏ qua, bao gồm: người tạo ra đồ uống, phục vụ, dọn dẹp vệ sinh,… Nếu quán có quy mô lớn thì trong dịch vụ đồ uống sẽ có thêm phụ bar, bartender, barista, bar trưởng, tạp vụ…
    Chi phí cho các khoản như giá trị thương hiệu, giá trị đồ uống, chất lượng dịch vụ,… tất cả đều ảnh hưởng đến cách tính giá cost đồ uống.
    Chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động là điều không tránh khỏi như bảo trì cơ sở vật chất, quảng cáo, khấu hao, tiền điện, nước, wifi, tiền thuê mặt bằng,…
    Biến phí: Giá nguyên vật liệu tùy vào từng thời điểm nên sẽ không có mức giá cố định là bao nhiêu. Do đó, khó biến phí xuất hiện sẽ làm cho giá thành bị thay đổi những lúc thế này bạn cần điều chỉnh để phù hợp hơn với lợi nhuận trong mức cho phép.
    >> Xem thêm: Tổng hợp các loại nước uống ngon trong menu quán cafe gây bão khách hàng

    2. Lợi ích của việc tính giá cost đồ uống
    Lợi ích của việc tính giá cost đồ uống là gì? Dưới đây là những lợi ích từ việc làm này:

    file tính cost đồ uống

    Lợi ích của việc tính cost đồ uống

    Giúp chủ quán quản lý rõ ràng, chính xác các chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho quán.
    Định mức giá bán thức uống phù hợp, thu hút được khách hàng tới quán của bạn.
    Dễ dàng hơn trong việc phân bổ nguồn vốn đúng đắn, dễ tái đầu tư trong quá trình sử dụng.
    Giúp tạo tiền đề để khi bạn có nhu cầu phát triển quy mô quán cafe lớn hơn sẽ không bị mất cân bằng.
    Chủ quán dễ dàng nắm bắt được tình hình kinh doanh lãi lỗ của quán ngay lập tức.
    Một tìm kiếm nhanh trên Internet sẽ cho bạn biết rằng chi phí vốn nguyên liệu trung bình nên từ 25% đến 30%. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm của bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào loại mô hình bạn đang điều hành.

    Với những lợi ích trên thì việc tính giá cost cho nguyên liệu pha chế đồ uống quán cafe của bạn là điều cần thiết.

    3. Các phương pháp tính cost đồ uống phổ biến nhất
    Phương pháp định giá đồ uống được thực hiện như thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc về câu hỏi này thì hãy tham khảo ngay các cách định giá đồ uống mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

    Cách 1 : Định giá theo đối thủ cạnh tranh
    Là một trong những cách định giá đơn giản mà nhiều quán cafe áp dụng để tính cost đồ uống cho quán của mình. Cách định giá này được sử dụng để định giá dựa trên thị trường hoặc giá “chạy theo” đối thủ cạnh tranh.

    cách tính giá cost đồ uống

    Định giá cost theo đối thủ

    Thường khi áp dụng cách định giá theo đối thủ cạnh tranh chủ quán có thể định giá ngang với đối thủ của mình hoặc định giá trượt nhẹ một chút so với đối thủ.

    Cách làm này để thu hút khách hàng thích các đồ uống có chất lượng cao với những khách hàng có đồ uống mức giá hời hơn so với những quán cafe khác.

    Tuy nhiên, cách định giá này rất dễ gây ra cuộc chiến về giá cả giữa hai quán và cả hai đều thua thiệt, chỉ có khách hàng là người được hưởng lợi trong chuyện này.

    ** Lưu ý: Khi định giá menu quán cafe bạn không nên định giá thấp hơn đối thủ vì như thế sẽ tạo áp lực cho nhân viên của quán. Hơn thế nữa việc định giá thấp hơn cũng khiến cho quán khó thực hiện các chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng.

    Cách 2 : Công thức tính cost – Định giá theo chi phí và lợi nhuận
    Trước khi định giá theo chi phí và lợi nhuận bạn cần hiểu rõ hơn về các thuật ngữ liên qua đến cách định giá cụ thể:

    Chi phí định giá trực tiếp tạo ra đồ uống: Là những chi phí liên quan đến việc tạo ra món ăn, bao gồm nguyên vật liệu, chi phí đồ uống theo khẩu phần, kể cả chi phí của đồ pha bỏ, đồ dư hoặc đồ bị hư trong quá trình chế biến chỉ lấy nguyên liệu ngon nhất.
    Chi phí đồ uống gián tiếp: Là chi phí không bào gồm các thành phần thực tết tạo nên đồ uống mà là giá trị tăng thêm như thương hiệu, mô hình quán, chất lượng dịch vụ và độ ngon mà đồ uống đem lại. Chi phí này cho phép chủ quán tính giá cao hơn đối thủ cạnh tranh mà vẫn chiều được lòng khách hàng khi đến quán.
    cách tính giá vốn thức uống

    Tham khảo cách tính giá vốn đồ uống

    Chi phí thuê nhân viên: Là chi phí thuê bartender những người có tài năng, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong pha chế đồ uống để tạo nên những vị đồ uống thơm ngon, đặc biệt cho quán. Đây là chi phí gián tiếp giúp tăng giá trị cho quán của bạn và giúp bạn dễ dàng định mức giá cao hơn so với thị trường hiện nay.
    Chi phí khác: Ngoài những chi phí trên còn có các chi phí khác như khấu hao mặt hàng, cho phí trang thiết bị, chi phí bán hàng, nhân sự vận hành (bảo vệ, phục vụ, thu ngân,…) Mặc dù đây đều là những chi phí hoạt động của quán nhưng nó lại tạo ra giá trị gia tăng quyết định đến giá đồ uống.
    Biến phí: Tức là những chi phí có sự ảnh hưởng khi có sự khác biệt về chất lượng đồ uống dễ thay đổi theo mùa. Ví dụ khi trái mùa một số loại trái cây rất khan hiếm vì thế chi phí nhập nguyên vật liệu đầu vào khá cao. Vậy nên chủ quán cần thiết lập giá cao hơn cho những đồ uống có nguyên liệu giá dễ biến đổi.
    Mức lợi nhuận mong muốn: Cần xác định được mức lợi nhuận mong muốn với từng món theo giá trị tương đối (tỷ lệ %) và giá trị tuyệt đối (lợi nhuận so với giá vốn/món)
    Công thức định giá cho menu quán cafe:

    P = C + (I + V)/m + X

    Trong đó:

    P: là mức giá bán trên menu
    C: là chi phí giá vốn ly nước
    I: chi phí quản lý + vận hành + marketing
    V: số tiền thu hồi vốn và chi phí cơ hội/lãi NH
    X: lợi nhuận mong muốn
    m: hệ số dự trù mức doanh số mà bạn bán được trong tháng(m càng tăng thì lợi nhuận đem lại càng lớn)
    định lượng đồ uống

    Công thức định giá cho menu quán cafe

    Để tính V bạn cần thực hiện theo công thức: V = (v+a.n.v)/n

    Trong đó:

    v: là vốn đầu tư ban đầu
    a: lãi suất NH/lãi vay
    n: dự trù số tháng hòa vốn (thường dựa vào số năm ký kết hợp đồng với chủ nhà)
    Ví dụ: Định giá trà sữa truyền thống size L ( 700ml )

    Chi phí 1 ly: 4.500 đồng
    Tổng I : 18.000.000₫/tháng bao gồm chi phí mặt bằng, nhân viên, điện nước,thuế, wifi, chi phí marketing, chi phí hậu mãi, chi phí khác
    Tổng chi phí đầu tư quán là 100 triệu (V), trong đó hoàn thành xong quán 80 triệu còn 20 triệu dùng để duy trì quán và chỉ trả các phát sinh khác có liên quan đến đầu tư quán (như mua thêm vài dụng cụ pha chế, sửa lại sân hoặc chống dột hệ thống mái)
    Vay ngân hàng lãi suất 1%/ tháng (a), ở đây mình ko tính thêm chi phí cơ hội vì không có đầu tư lĩnh vực khác.
    Kế đến n =24 tháng ( vì kí Hợp đồng 2 năm với chủ nhà ), nên trong 2 năm phải thu hồi vốn, vì thường sau khi hết hợp đồng bên cho thuê có quyền lấy lại ko cho thuê nữa. Các bạn nên chủ ý khoản này. Nếu đầu tư quá nhiều mà HĐ thuê ngắn là rất mạo hiểm nhé.=> V = (100.000.000₫ + 24.000.000₫)/24 =5.160.000/tháng
    Xác định m ( dự trù doanh số ) ví dụ 70ly /ngày tương đương 2100 ly/tháng. Hệ số m rất quan trọng, nếu theo phân khúc bình dân bạn nên tăng hệ số này càng nhiều càng tốt. Nên dự trù m mức tối thiểu nhé các bạn
    Hệ số x xác định x=0 vì phân khúc khách hàng mình rất nhiều cạnh tranh, quán mình ko có lợi thế để thêm x. Thay tất cả vào phương trình như ảnh :
    P ( trà sữa TT size L ) = 14.500₫
    Cách 3 : Cách tính giá bán đồ uống theo tiêu chuẩn thực phẩm
    Cách thứ 3 khi được các quán lựa chọn để định giá cho menu chính là dựa vào tiêu chuẩn thực phẩm.

    Đây được xem là một trong số những cách phổ biến được sử dụng để tính chi phí cấu thành đồ uống, tính ra rõ ràng giá thành của từng món ăn/ thức uống rồi sau đó định giá menu dựa trên tỉ lệ của giá thành.

    công thức tính food cost

    Định giá cho menu dựa vào tiêu chuẩn thực phẩm

    Ví dụ:

    Giá nguyên liệu của 1 ly sinh tố dâu là 8.000 đồng, chi phí nguyên liệu chiếm 25% thì giá bán lẻ của món sinh tố dâu trên menu = giá thành chi phí tạo ra món/tỉ lệ phần trăm chi phí thực phẩm tức là = 8000/25%. Do đó một lý sinh tố dâu sẽ bán với mức giá là 32.000 đồng.

    Khi áp dụng cách tính theo tiêu chuẩn thực phẩm bạn sẽ dễ dàng tính được mức giá của một ly sinh tố là bao nhiêu chỉ qua các bước cực kỳ đơn giản.

    Cách 4 : Định Giá Theo Cung – Cầu
    Theo quy luật thực tiễn khi cung nhiều thì cầu sẽ giảm và ngược lại. Đặc biệt là những nhà hàng, quán cafe bán những món đồ uống “signature”, được pha chế theo phương pháp riêng, để tạo được sự khác biệt như thế giá thành sẽ cao hơn so với thị trường.

    cach tinh cost nuoc uong

    Tính giá vốn nguyên liệu theo tiêu chí cung – cầu

    Với những loại đồ uống có “cung đường” đắt giá, nhiều đối thủ cạnh tranh thì mức giá bán ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế việc tạo ra được sự khác biệt trong đồ uống của quán sẽ là cách mà chủ đầu tư đem lại lợi nhuận cao trong việc kinh doanh của mình.

    Cách 5: Tính Theo “Tỷ Lệ Vàng
    Như thế nào được coi là cách tính đồ uống theo tỷ lệ vàng, theo các chuyên gia tỷ lệ vàng ở đây là cách để tính food cost trong ngành nhà hàng, khách sạn chiếm 35%. Cách tính này hiện nay được nhiều cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn lựa chọn để tính cost đồ uống.

    cach tinh gia cost nuoc uong

    Công thức tính food cost theo “tỉ lệ vàng”

    Cụ thể cách tính như sau:

    Một ly cà phê Espresso (quán café) có giá nguyên liệu là 8.000 đồng, chi phí đi kèm khoảng 3.000 đồng. Khi tính giá cost món Espresso, bạn sẽ làm phép tính như sau:
    Giá bán Espresso (VND): 8.000 + 3.000 = 11.000 => (11.000/35%) x 100% = khoảng 31.500.
    Tính giá bán của một ly sinh tố bơ (take away): nguyên liệu: 5.000 đồng, chi phí khác (dụng cụ, ly đựng, ống hút…): 1.000 đồng.
    Giá bán sinh tố bơ (VND): 5.000 + 1.000 = 6.000 => (6.000/35%) x 100% = khoảng 17.000.
    Mời bạn tham khảo video: Cách tính giá cost thức uống, giá vốn thức uống quán cà phê

    4. Tips tối đa lợi nhuận
    Làm thế nào để tối đa lợi nhuận khi kinh doanh quán cafe? Đây là câu hỏi mà rất nhiều chủ quán cafe quan tâm. Dưới đây là một số tips tối đa lợi nhuận mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn, cụ thể:

    Quản lý giá bán trên menu quán cà phê
    Một trong những cách tips tối đa lợi nhuận cho quán cafe của bạn chính là quản lý giá bán trên menu quán cafe của mình. Nên để giá lẻ thay vì giá chẵn, chẳng hạn một ly sinh tố bơ có giá 40.000 VND thì bạn chỉ nên để giá 39.000 VND.

    cong thuc tinh cost

    Nên để giá thức uống trên menu là số lẻ thay vì giá chẵn

    Với mức giá này bạn vẫn có lời tương đương với giá 40.000 VND nhưng khách hàng sẽ thích như vậy vì con số 39.000 VND mang đến cảm giác thức uống rẻ hơn.

    Đây là một trong những cách làm hiệu quả mà hầu hết các chủ quán đều áp dụng cho menu khi thiết kế cho quán cafe của mình.

    Mở rộng thực đơn
    Cách làm này tức là sẽ áp dụng mở rộng menu của quán kết hợp giữa đồ uống và điểm tâm sáng. Đây là cách hiệu quả để giúp quán cafe tăng doanh thu kinh doanh của mình.

    Theo thống kế có hơn 50% khách hàng trong độ tuổi từ 18 – 24 có nhu cầu mua bữa sáng kết hợp với đồ uống. Chính vì thế mà những quán cafe có bữa sáng sẽ là ưu tiên đầu tiên mà họ lựa chọn.

    menu quan

    Mở rộng thực đơn với đa dạng món để tối đa lợi nhuận

    Việc thêm vào menu của quán các món điểm tâm, bữa ăn nhẹ như bánh mì, trái cây, salad, bánh ngọt,… sẽ là cách giúp bạn thu hút được khách hàng đến quán của mình.

    Để tạo sự khác biệt nhiều người lại lựa chọn các món đặc trưng như thực phẩm hữu cơ, món chay để kinh doanh.

    Chương trình khuyến mãi
    Các chương trình khuyến mãi luôn là điều làm cho khách hàng bị thu hút. Do đó, chương trình khuyến mãi là phần không thể thiếu trong quá trình triển khai kế hoạch kinh doanh của quán cafe.

    khuyen mai thuc uong

    Tham khảo chương trình khuyến mãi mua 2 tặng 1

    Bạn nên lựa chọn vào các dịp đặc biệt trong năm như lễ tết, lễ tình nhân,… Tùy vào từng quán mà chương trình khuyến mãi sẽ khác nhau. Tuy nhiên phổ biến là hình thức mua 2 tính tiền hoặc giảm giá cho các cặp đôi. Đương nhiên, hình thức ưu đãi và quà tặng phải phù hợp với đặc điểm của chương trình khuyến mãi.

    Với những quán cafe có quy mô lớn họ còn áp dụng chương trình khuyến mãi tri ân khách vào dịp nhân sinh nhật của khách hàng. Điều này giúp cho khách hàng cảm nhận được sự quan tâm, chu đáo của quán đến khách hàng. Đây sẽ là cách giúp quán của bạn thể hiện được ấn tượng tốt hơn từ đó quảng bá được hình ảnh quán tốt nhất.

    Cân nhắc tăng giá trong mức “Có thể chấp nhận được”
    Tăng giá là một trong những điều tất yếu của thị trường kinh doanh. Việc tăng giá phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: giá mặt bằng, giá nguyên liệu tăng, nguồn chi cho nhân sự cũng tăng,… Tuy nhiên khách hàng lại không quan tâm đến điều này. Cái mà họ quan tâm là chất lượng và giá thành sản phẩm.

    cach tinh gia von

    Khi tăng giá đồ uống bạn cần tăng một cách khéo léo để tránh mất điểm

    Khi tăng giá đồ uống bạn cần cân nhắc thời gian nào thích hợp để tăng, vì nếu tăng quá nhiều lần trong một thời gian ngắn sẽ làm cửa hàng của bạn mất điểm trong mắt khách hàng của mình.

    Vì vậy, khi tăng giá đồ uống bạn cần tăng một cách khéo léo, không tăng quá cao hoặc tăng quá nhiều lần để tránh mất điểm. Đồng thời khi tăng giá cần giải thích thật khéo léo đối với khách hàng để không gây mất thiện cảm đối với họ.

    Để đảm bảo việc tăng giá là hợp lý khi tăng giá bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:

    Giá đồ uống bạn vừa tăng có phù hợp với chi tiêu của khách hàng trong khu vực?
    Giá có cạnh tranh so với đối thủ của cửa hàng bạn?
    Giá mới chênh lệch với mức giá cũ là bao nhiêu, mức giá đó có nằm trong tầm có thể chấp nhận của khách hàng hay không?
    Mức giá bạn đưa ra cho quán của mình có phản ánh được chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của quán bạn không?
    cong thuc tinh beverage cost

    Lựa chọn tips để tăng lợi nhuận tối đa sao cho phù hợp

    Mỗi quán sẽ có cách tính tips lợi nhuận tối đa sao cho phù hợp, tùy vào từng quán mà mức tính phí sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, khi tính tips bạn không nên nâng mức giá đồ uống quá cao mà chỉ ở mức độ cho phép và khách hàng có thể chấp nhận được.

    Giai đoạn kiểm soát quy trình lý quán cà phê

    Ở giai đoạn này bạn cần thực hiện việc kiểm soát thật chặt chẽ bao gồm:

    Kiểm soát quy trình tác nghiệp:

    • Dựa vào bảng mô tả công việc, quy trình nghiệp vụ để thực hiện quá trình kiểm soát, đánh giá nhân sự thực hiện có đúng với quy trình đã đưa ra hay không.
    • Cần linh hoạt điều chỉ quy trình tác nghiệp sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện tại của cửa hàng.

    Thực hiện kiểm soát thu chi hàng ngày

    • Việc thu chi nhỏ nhặt hàng ngày sẽ được trao quyền cho nhân viên thu ngân, tuy nhiên cần phải có đầy đủ chữ ký. Chỉ với những khoản chi lớn mới cần cấp quản lý ký.
    • Đối với doanh thu từ bán hàng và doanh thu từ các khoản khác cần thực hiện kiểm tra dựa trên thực tế, nên tiến hành kiểm tra tiền vào cuối ngày (hoặc cuối ca) song song trên file quản lý hoặc phần mềm nếu có sử dụng. Trường hợp nếu nhân viên thu ngân chia ca nên có file bàn giao rõ ràng.  Để có thể thực hiện quy trình quản lý bán hàng dễ dàng hơn thì các doanh nghiệp nên mua phần mềm quản lí.
    • Nhân viên cần thực hiện phân chia các khoản thu/chi tách riêng để quản lý có thể dễ dàng nắm rõ (lương nhân viên, trả tiền điện, mua trái cây, mua nước ngọt,…)

    Kiểm soát hàng hóa kho hàng

    • Cần kiểm tra kho hàng thường xuyên ít nhất 1 tuần lần theo mẫu kiểm kho (thường nên kiểm tra hàng vào sáng thứ 2 hàng tuần)
    • Thực hiện đối chiếu số liệu thực tế kiểm kho với số liệu trên file quản lsy để có thể đánh giá chính xác số lượng hàng hóa nhập về còn lại trong kho.
    • Lập báo cáo phân tích:
    • Thực hiện báo cáo doanh thu theo ngày/tháng/năm
    • Thực hiện báo cáo chi tiết theo từng danh mục về các chi phí thu/chi
    • Thực hiện báo cáo về thất thoát vật dụng.

    Dựa vào các báo cáo để biết được tỷ trọng doanh thu trong cửa hàng như nguyên vật liệu, lương nhân sự, khấu hao,… từ đó đưa ra được phương án kinh doanh như thế nào cho phù hợp.

    Các bước quy trình quản lý quán nước

    https://banghegiare.com.vn/quy-trinh-quan-ly-quan-cafe.html

    Cafe Business Resources – Cafe Coach (cafe-coach.com.au)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *